This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Thứ Hai, 1 tháng 1, 2001

Những biến chứng gây nguy hiểm ở bệnh thủy đậu

Thủy đậu là một trong những bệnh có khả năng lây lan thành dịch cao nhất. Nhất là khi đối tượng mắc bệnh chủ yếu lại là trẻ em. Đối với những trẻ đã đến trường, khả năng lây nhiễm tập thể qua tiếp xúc rất cao, vì bệnh nhân thủy đậu có thể truyền bệnh cho người khác trong vòng 1 - 2 ngày trước khi có ban xuất hiện. Tức là ngay cả khi người đó chưa nổi mụn nước thì đã có thể lây bệnh cho người khác mà không hay biết.

bien-chung-cua-benh-thuy-dau

Biến chứng của bệnh thủy đậu

Thủy đậu tuy là bệnh lành tính nhưng cũng có thể gây nhiều biến chứng trong những trường hợp bị nặng và không được chăm sóc, chữa trị phù hợp. Những biến chứng nguy hiểm từ gây sẹo vĩnh viễn cho đến tử vong luôn khiến các bậc phụ huynh có con nhỏ lo lắng mỗi khi đến mùa dịch bùng phát.

Những biến chứng nghiêm trọng của bệnh thủy đậu:

Nhiễm trùng nốt đậu:

Khi mắc bệnh, trên khắp cơ thể bệnh nhân sẽ xuất hiện những nốt mụn nước, hầu hết đều mang vi khuẩn và mầm bệnh, khi nốt đậu bị vỡ rất dễ gây lở loét da, đau nhức và nếu không được điều trị tích cực và đúng cách có thể để lại sẹo xấu vĩnh viễn trên da gây mất thẩm mỹ.

Nhiễm trùng huyết:

Đây là nguyên nhân khiến các phụ huynh muốn tuyệt đối “tránh xa” bệnh thủy đậu đi vì đây là biến chứng làm cho sức khỏe của trẻ suy sụp rất nhanh và nghiêm trọng, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Viêm não, viêm màng não:

Viêm não, viêm màng nào do thủy đậu tuy hiếm gặp nhưng thường để lại những dư chứng nặng nề như bại não, điếc, chậm phát triển tâm thần, động kinh… gây ra gánh nặng bệnh tật cho gia đình và xã hội. Tỉ lệ tử vong chiếm 5 - 20%, ngay cả khi được cứu sống vẫn có thể để lại di chứng nặng nề hoặc phải sống đời thực vật trong suốt tháng ngày còn lại.

Viêm phổi:

Viêm phổi hay gặp ở người lớn hơn là trẻ em và thường xuất hiện vào ngày thứ 3 đến thứ 5 của bệnh. Viêm phổi có thể diễn tiến nhẹ, hồi phục nhưng cũng có thể diễn tiến nặng dẫn tới suy hô hấp, phù phổi... và nguy hiểm đến tính mạng.

Đối với phụ nữ mang thai:

Đối với các mẹ mắc bệnh khi mang thai dưới 20 tuần sinh con ra sẽ có một tỉ lệ nhỏ (khoảng 2%) bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh như sẹo da, nhẹ cân, các bệnh về mắt (như đục thủy tinh thể, tổn thương võng mạc...), tay chân ngắn, đầu bé, chậm phát triển tâm thần...

Đối với những người mẹ bị thủy đậu trong khoảng thời gian trước sinh 5 ngày đến sau sinh 48 giờ, trẻ sinh ra dễ mắc bệnh thủy đậu chu sinh và có tỉ lệ tử vong cao (khoảng 30%).

Lợi ích của việc tiêm vắcxin ngừa thủy đậu

Tiêm vắcxin phòng bệnh thủy đậu là một biện pháp phòng ngừa hữu hiệu. Vắcxin đã được chứng minh là có hiệu quả bảo vệ cao (trên 97%) và kéo dài trong suốt cuộc đời. Mặt khác, tiêm vắc-xin thủy đậu cũng đồng nghĩa với việc giảm tỉ lệ mắc phải những căn bệnh là biến chứng của thủy đậu.

Ngoài ra, đây còn được xem là phương pháp nhanh gọn, hiệu quả và giảm đến mức thấp nhất mức độ thiệt hại về sức khỏe, kinh tế trong mùa bùng dịch.

Lịch tiêm vắcxinTất cả trẻ em từ 12 - 18 tháng tuổi được tiêm 1 lần.- Trẻ em từ 19 tháng tuổi đến 13 tuổi chưa từng bị thủy đậu lần nào, cũng tiêm 1 lần.- Trẻ em trên 13 tuổi và người lớn chưa từng bị thủy đậu lần nào, thì nên tiêm 2 lần, nhắc lại cách nhau từ 4 - 8 tuần.

LAN VI

Bổ sung vitamin D ở trẻ nhỏ như thế nào?

Bệnh còi xương hay xuất hiện ở trẻ dưới 3 tuổi, nhất là trẻ dưới 1 tuổi, trẻ đẻ non, thiếu cân. Nguyên nhân chủ yếu gây còi xương ở trẻ là tình trạng thiếu ánh sáng mặt trời khiến chotiến trình tự tổng hợp vitamin D của cơ thể trẻ bị ảnh hưởng. Ngoài ra, còn do chế độ ăn uống không hợp lý như không được bú sữa mẹ thường xuyên, hay bị tiêu chảy làm giảm hấp thu vitamin D.

Các biểu hiện của còi xương thay đổi tùy theo từng thời kỳ tiến triển. Ở giai đoạn sớm, trẻ hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình, vã nhiều mồ hôi cả lúc thức lẫn lúc ngủ, có dấu hiệu rụng tóc hình vành khăn. Giai đoạn muộn, xương sọ có dấu hiệu miềm, thóp trước rộng, bờ mềm, chậm kín; có bướu ở trán, ở đỉnh đầu làm đầu to ra.Trẻ chậm mọc răng, lồng ngực có khi biến dạng như ngực gà. Các đầu xương dài bị bè ra; chân cong kiểu vòng kiềng hoặc choãi ra như chữ X. Cột sống có thẻ bị gù vẹo; xương chậu bị biến dạng hẹp. Bụng của trẻ thường bị to bè. Trẻ bị còi xương thường chậm biết ngồi, biết đi. Nếu bệnh nặng, có thể xuất hiện những cơn giật do hạ canxi máu. Ở giai đoạn muộn, bệnh còi xương thường để lại những di chứng không tốt về sau.

Bổ sung vitamin D ở trẻ nhỏ như thế nào? 1

Để phòng bệnh còi xương ở trẻ, với người mẹ trong thời gian mang thai và cho con bú cần phải “tắm nắng”, nghĩa là cần có thời gian hoạt động ngoài trời, có chế độ ăn uống đầy đủ. Vào những tháng cuối của thời kỳ mang thai nên ăn thêm các thức ăn có chứa vitamin D hoặc uống thêm dầu cá. Có thể phòng bệnh bằng uống vitamin D trong quí cuối cùng của thai kỳ từ 100 - 1.200 đơn vị vitamin D/ngày hoặc một lần duy nhất 100.000 đơn vị đến 200.000 đơn vị từ tháng thứ 7, nếu mẹ không có điều kiện tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Đối với trẻ, về mặt dinh dưỡng tốt nhất là cho trẻ bú bằng sữa mẹ. Khi cho trẻ ăn sam cần đảm bảo bữa ăn đa dạng, đủ chất. Đối với trẻ được chăm sóc chu đáo, từ 6 tuần tuổi đến 18 tháng tuổi dùng liên tục mỗi ngày 800 -1.000 IU (nếu trẻ khỏe mạnh), 1.500 IU (nếu trẻ ít được ra nắng) và 2.000 IU (nếu thấy trẻ có màu da thẫm). Trẻ 18 - 60 tháng tuổi chỉ sử dụng liều trên trong mùa sương mù, ít ánh nắng.

Nếu trẻ không được chăm sóc chu đáo thì nên dùng liều cao cách nhau một thời gian (6 - 18 tháng). Cứ 6 tháng cho uống 1 liều 200.000 IU. Trẻ 18 - 60 tháng dùng liều duy nhất vào đầu mỗi mùa đông trong năm.

Với trẻ sinh thiếu tháng, từ ngày thứ 8 sau sinh cần cho uống 1.500 IU/ngày cho tới 18 tháng. Sau đó tiếp tục phác đồ bình thường.

Đối với trẻ còi xương, uống 1.200 - 5.000 IU/ngày trong 4 tuần, sau đó tiếp tục dùng liều dự phòng.Dùng 500mg canxi/ngày đối với nhũ nhi; 1.000 mg canxi/ngày đối với trẻ trên 2 tuổi, uống 7 - 10 ngày.

Lưu ý: Khi cho trẻ uống vitamin D phải có chỉ định của bác sĩ.

Trong quá trình điều trị, cần chú ý phát hiện các dấu hiệu ngộ độc vitamin D như chán ăn, buồn nôn, tăng canxi máu.... Nếu có các dấu hiệu trên cần thông báo cho bác sĩ biết để có biện pháp xử lý thích hợp.

Dược sĩHoàng Thu Thủy

Phòng bệnh do vi rút Zika lây truyền từ muỗi chưa có thuốc trị

Bệnh do vi rút Zika là bệnh gì?

Bệnh do vi rút ZIKA do một loại vi rút được ghi nhận đầu tiên vào năm 1947 tại khu rừng ZIKA của Uganda gây nên; bệnh thường có biểu hiện sốt, nổi mẩn và một số triệu chứng khác như đau cơ, nhức đầu, đau mắt. Phương thức lây truyền chủ yếu của vi rút ZIKA là qua muỗi Aedes (loại muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết), có một số bằng chứng có thể gợi ý vi rút có thể lây truyền qua đường máu, từ mẹ sang con khi sinh và qua đường tình dục, tuy nhiên sự ghi nhận là rất hiếm. Thời gian ủ bệnh từ 3-12 ngày.

Vi rút ZIKA được phát hiện đầu tiên vào năm 1947 tại khu rừng ZIKA của Uganda, sau đó tiếp tục ghi nhận ở Nigeria vào năm 1954 và trở thành chủng vi rút lưu hành ở nhiều nước khu vực châu Phi. Tại châu Á cũng đã ghi nhận trường hợp mắc đầu tiên vào năm 2007 tại đảo Yap thuộc Liên bang Micronesia. Năm 2013, ghi nhận ổ dịch đầu tiên tại French Polynesia, sau đó lây lan ra các đảo khu vực Thái Bình Dương, bao gồm cả New Caledonia, đảo Cook, đảo Easter; trong năm 2013, Thái Lan cũng đã ghi nhận một số trường hợp mắc bệnh do vi rút ZIKA ở một số tỉnh, thành phố và Bộ Y tế công cộng Thái Lan cho rằng vi rút ZIKA có thể đã lưu hành tại Thái Lan

Bệnh do vi rút Zika gây ra lây truyền từ muỗi hiện chưa có thuốc đặc trị hay vắc xin phòng bệnh

Trong năm 2015, Tổ chức Y tế thế giới tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc bệnh do vi rút ZIKA tại một số quốc gia khu vực châu Mỹ, châu Phi như: Guatemala, Elsalvador, Venezuela, Senegal, Honduras, Panama, Brasil. Hầu hết các trường hợp nhiễm vi rút ZIKA có biểu hiện triệu chứng nhẹ và vừa hoặc không có biểu hiện triệu chứng do đó nhiều trường hợp mắc bệnh có thể không phát hiện được; hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều có khả năng hồi phục hoàn toàn và chưa ghi nhận trường hợp tử vong do vi rút ZIKA. Tuy nhiên, một số thông tin về dịch tễ học liên quan đến bệnh do vi rút ZIKA tại Brasil gần đây đã dấy lên sự quan tâm của các quốc gia trên thế giới về ảnh hưởng của vi rút ZIKA đối với thai nhi. Theo đó, ngày 22/12/2015, Bộ Y tế Brasil thông báo nước này ghi nhận 2.782 trường hợp nghi ngờ mắc chứng não nhỏ, trong đó có 40 trường hợp tử vong. Đây là sự gia tăng đáng kể (gấp khoảng 10 lần) số trường hợp mắc chứng não nhỏ tại Brasil so với các năm trước đó. Trong số các trường hợp mắc chứng não nhỏ ở trẻ sơ sinh có một số trường hợp xét nghiệm dương tính với vi rút ZIKA, đồng thời cũng có nhiều trẻ xét nghiệm âm tính với vi rút ZIKA. Hiện nay, Tổ chức Y tế thế giới đang phối hợp với Bộ Y tế Brasil điều tra và đánh giá mối liên quan giữa vi rút ZIKA và chứng não nhỏ; tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân có thể liên quan đến chứng não nhỏ ở trẻ sơ sinh như các nhiễm trùng, nhiễm độc tố của bà mẹ trong quá trình mang thai, những lỗi của gen, … ; do đó có thể mất nhiều thời gian để xác định chính thức mối liên quan này.

Tại Việt Nam hiện nay chưa phát hiện trường hợp nào nhiễm vi rút ZIKA; tuy nhiên nước ta lưu hành bệnh sốt xuất huyết cùng với sự lưu hành của loại muỗi Aedes, đây là muỗi truyền vi rút ZIKA, đồng thời hiện nay vi rút ZIKA đã ghi nhận tại một số nước trong khu vực Đông Nam Á, nơi có sự giao lưu du lịch, thương mại, lao động rất lớn nên nguy cơ vi rút ZIKA có thể xâm nhập và lan truyền tại nước ta. Hiện Bộ Y tế đang phối hợp chặt chẽ với Tổ chức Y tế thế giới để theo dõi sát diễn biến và các nguy cơ của bệnh cũng như tăng cường các biện pháp giám sát, phòng chống dịch bệnh ở nước ta.

Hiện nay, bệnh do vi rút ZIKA chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như chưa có vắc xin phòng bệnh; do đó, việc triển khai các biện pháp nhằm hạn chế sự lây truyền của bệnh bằng cách diệt muỗi truyền bệnh và các ổ chứa của muỗi, bọ gậy là biện pháp hiệu quả để phòng bệnh.

Phòng bệnh do vi rút Zika gây nên bằng cách nào?

Để chủ động phòng chống bệnh do vi rút ZIKA xâm nhập và lây lan tại nước ta, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:

1. Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng

2. Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.

3. Hàng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...

4. Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.

5. Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất diệt muỗi để phòng, chống dịch.

6. Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

Cơ quan đầu mối IHR – Cục Y tế dự phòng

NV

Đối phó với đục thủy tinh thể bẩm sinh

Nói đến đục thủy tinh thể, người ta thường nghĩ đó là bệnh hay gặp của người già. Ít ai biết rằng, nhiều em nhỏ vừa mới sinh ra đã mắc bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh. Nếu phát hiện và điều trị muộn thì khi lớn lên, dù được thay thủy tinh thể thì thị lực cũng rất kém. Vì thế, việc phát hiện sớm vô cùng quan trọng để giữ thị lực cho trẻ. Thực tế nhiều trường hợp đục thủy tinh thể bẩm sinh ở trẻ em đã bị bỏ qua, chỉ được phát hiện một cách tình cờ nên việc khôi phục thị lực cho trẻ kém hiệu quả.

Biểu hiện sớm của đục thủy tinh thể bẩm sinh

Thuỷ tinh thể là một thấu kính trong, 2 mặt lồi, công suất khoảng +20D. Đây là một tổ chức trong suốt, không có mạch máu, không có thần kinh. Dinh dưỡng của thủy tinh thể chủ yếu nhờ vào thẩm thấu qua bao của nó. Triệu chứng sớm của đục thủy tinh thể bao gồm:

Thị lực giảm:

Trẻ thường quờ quạng, nếu lớn hơn có thể đo thị lực để xác định mức độ mờ mắt. Thị lực giảm tỉ lệ thuận với mức độ đục thuỷ tinh thể.

Loá mắt: Đục thủy tinh thể bắt đầu thường gây loá mắt, gây khó chịu cho người bệnh. Sự khó chịu này đặc biệt xảy ra ở hình thái đục thể thủy tinh dưới bao sau.

Mắt nhìn gần tốt hơn so với trước đó: Mắt bị đục thủy tinh thể ban đầu có xu hướng cận thị hoá, do vậy khả năng nhìn gần của mắt tốt lên.

Lác mắt: Trong nhiều trường hợp đây là một trong các lý do khiến bệnh nhi đi khám bệnh, nguyên nhân là do đục thủy tinh thể, mắt đó bị nhược thị và lác. Bệnh nhi cần được khám chuyên khoa mắt để xác định chẩn đoán và làm các xét nghiệm tìm nguyên nhân, các xét nghiệm chuẩn bị cho cuộc mổ và các xét nghiệm đánh giá chức năng của mắt như đo thị lực, nhãn áp, điện võng mạc. Siêu âm mắt là một xét nghiệm không thể thiếu giúp chẩn đoán và tiên lượng kết quả phẫu thuật.

Cần phẫu thuật sớm để tránh biến chứng

Các thuốc hạn chế tốc độ đục thủy thể tinh (như catacol, catastart...) chưa được khuyến cáo dùng cho trẻ em. Nên tiến hành phẫu thuật sớm, khi có chỉ định, để phòng nhược thị, lác, rung giật nhãn cầu. Hiện có hai phương pháp phẫu thuật đang được áp dụng trong lâm sàng nhãn khoa ở Việt Nam và trên thế giới, đó là phẫu thuật lấy thủy tinh thể ngoài bao, đặt thủy tinh thể nhân tạo và phẫu thuật tán nhuyễn thủy tinh thể bằng siêu âm, đặt thủy tinh thể nhân tạo. Để hạn chế các biến chứng sau mổ, hiện nay, người ta làm phẫu thuật cắt bao sau và cắt dịch kính ngay sau khi đặt thủy tinh thể nhân tạo.

Chăm sóc bệnh nhân sau mổ

Bệnh nhân cần được khám và theo dõi định kỳ. Nếu có nhược thị thì cần phải điều trị kịp thời (một trong các phương pháp hay dùng là bịt mắt lành, để mắt nhược thị được tập luyện). Phương pháp điều trị sẽ có nhiều kết quả nếu bệnh nhân được điều trị sớm, sự kiên trì của bệnh nhân và sự phối hợp của gia đình.

Tóm lại, về mặt điều trị ngày nay đã có rất nhiều tiến bộ. Nhiều bệnh nhân đã phục hồi thị lực và thị giác 2 mắt sau mổ. Vấn đề là ở chỗ bệnh nhân cần được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, có như vậy mới giảm được tỷ lệ mù do đục thủy tinh thể bẩm sinh.

PGS. TS.BS.Trần An (Bệnh viện Mắt TW)