Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Cách nhận biết bệnh chàm

Tôi hay bị ngứa ở da lòng bàn tay, đi khám được biết là bị bệnh chàm. Bôi thuốc khỏi một thời gian lại tái phát. Xin hỏi chữa như thế nào để bệnh không tái phát?

Nguyễn Thị Hạnh(Quảng Ninh)

Chàm là bệnh ngoài da không lây truyền, ngứa, viêm dạng cấp, bán cấp hay mạn tính. Nguyên nhân gây bệnh do hai yếu tố là cơ địa và dị ứng nguyên. Cơ địa là do gia đình bệnh nhân có người bị chàm. Dị ứng nguyên là do người bệnh tiếp xúc với chất gây dị ứng như mỹ phẩm, nước hoa, thuốc nhuộm tóc, ăn các thực phẩm gây kích ứng...

Hải sản là thức ăn dễ gây dị ứng - chàm, vì vậy người bệnh đã bị dị ứng thì không nên ăn.
Triệu chứng chính là: ngứa, có mụn nước, tiến triển từng đợt, dễ tái phát. Chàm cấp tính, đặc trưng bởi hồng ban, phù, chảy dịch, tạo nang và đóng vảy. Chàm mạn tính có hiện tượng dày sừng, bong da, tăng hay giảm sắc tố da. Ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh biểu hiện ban đầu là da khô, tróc vảy, dày sừng sau đó xuất hiện các mụn nước li ti. Điều trị: dùng kết hợp cả thuốc uống và thuốc bôi ngoài da. Phòng bệnh bằng cách: tránh tiếp xúc với các chất dễ gây dị ứng như sơn móng tay, nhuộm tóc, nhuộm da, phấn hoa, các loại nấm mốc, lông thú; không ăn các thực phẩm mà mình bị dị ứng như tôm, cua…

BS. Trần Thị Mai

0 nhận xét:

Đăng nhận xét